Hiến pháp Mỹ vẫn vững chãi theo thời gian.
Lịch sử của nước Mỹ là lịch sử của sự vươn lên không ngừng, từ một liên bang lỏng lẻo gồm 13 tiểu bang đang đứng trước nguy cơ tan rã và nội chiến, đã trở thành một nhà nước liên bang hùng mạnh nhất thế giới ngày nay.
Lịch sử của nước Mỹ là lịch sử của sự vươn lên không ngừng, từ một liên bang lỏng lẻo gồm 13 tiểu bang đang đứng trước nguy cơ tan rã và nội chiến, đã trở thành một nhà nước liên bang hùng mạnh nhất thế giới ngày nay.
Tất cả các sử gia đều cho rằng, một trong hai văn bản quan trọng nhất (ngoài bản Tuyên ngôn Độc lập - 1776) làm nền tảng tạo nên sự hùng mạnh của nước Mỹ, chính là bản Hiến pháp Mỹ (1787).Mô hình chính quyền chưa từng có trên Trái Đất
Hiến pháp Hoa Kỳ là “độc nhất vô nhị” trong số các bản hiến pháp trên thế giới.
Nó được coi là một bộ luật thực sự đặc biệt, không chỉ bởi là bản Hiến pháp lâu đời nhất (năm 1787) và ngắn nhất (với 4.400 từ) so với bất cứ bản hiến pháp nào trên thế giới, mà nó còn được nhiều quốc gia khác lấy làm mô hình tham chiếu cho hiến pháp nước mình.
Văn bản chỉ vỏn vẹn 4 trang giấy khổ 73x60cm nhưng đã truyền cảm hứng cho hầu hết các “nhà thiết kế” hiến pháp trên toàn thế giới, từ châu Phi đến châu Á, châu Úc, từ châu Âu đến châu Mỹ, và giúp các chính trị gia trên thế giới thiết lập nên nhiều thỏa thuận đa phương, và định hình nên Luật Nhân quyền Quốc tế.
Nhà Triết học chính trị Alexis de Tocqueville thế kỷ 19 cho rằng đó là bản “Hiến pháp liên bang hoàn hảo nhất từng tồn tại”.
Cựu Thủ tướng Anh William Gladstone miêu tả Hiến pháp Mỹ là “tác phẩm tuyệt vời nhất từng sản sinh ra tại một thời điểm nhất định bởi trí óc và mục đích của con người”.
Còn Sử gia George Billias coi Hiến pháp Mỹ là “món quà lớn nhất của đất nước này đối với tự do của con người”.
Hiến pháp Mỹ là bộ luật tối cao dựa trên tư tưởng tam quyền phân lập giữa nhánh Lập pháp (Quốc hội), Hành pháp (Tổng thống) và Tư pháp (Tòa án).
Điều đặc biệt là các quyền của mỗi nhánh sẽ được cân bằng và kiểm soát bởi các quyền của hai nhánh kia.
Không giống như nhiều hiến pháp khác, Hiến pháp Hoa Kỳ làm cho mọi điều hoàn toàn có thể sửa đổi được.
Không có điều khoản nào được coi là vĩnh cửu.
Bất kỳ quy tắc hiến pháp nào ở Hoa Kỳ chỉ có hiệu lực cho đến khi được bãi bỏ bởi quy tắc tiếp theo.
Nhưng điều đặc biệt là, cho đến nay, nó lại là bản Hiến pháp ít sửa đổi nhất trên thế giới.
Điểm quan trọng nhất của Hiến pháp Mỹ là đã nêu bật quyền của dân chúng, về sự giới hạn quyền lực của chính quyền, cũng như cách kiểm soát quyền lực một cách khoa học.
Điều này thể hiện rõ trong phần mở đầu của hiến pháp: "Chúng ta, Nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, với mục đích xây dựng một Liên bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập Công lý, đảm bảo sự Thanh bình trong nước, chăm lo Quốc phòng, lo liệu Phúc lợi chung, giữ vững Phước lành của Tự do cho chính mình và cho Hậu thế, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ."
Bản Hiến Pháp chỉ vẹn vẹn 4 trang với kích thước 73x60cm được cho là: “Hiến pháp liên bang hoàn hảo nhất từng tồn tại”.
Với cụm từ mở đầu: “Chúng ta, Nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ…”, cùng với việc bổ sung Tuyên ngôn Nhân quyền (Bills of Rights) ngay sau khi thông qua Hiến pháp, vai trò của người dân được đặt lên hàng đầu.
Điều đáng nói là vào thế kỷ 18, chỉ có những bộ óc siêu việt mới nghĩ ra được điều này.
James Madison – “cha đẻ” của bản Hiến pháp đã ngợi ca các nhà soạn thảo Hiến pháp vì đã “thiết lập nên một mô hình chính quyền chưa từng có trên Trái Đất”.
Vậy đâu là lý do giúp họ có thể làm nên được bản Hiến pháp này?
Mùa hè lịch sử nóng nực
Thứ 6 ngày 25/5/1787, tại tòa nhà Hạ viện tiểu bang Pennsylvania trên đường Chestnut (thành phố Philadelphia) có một nhóm người miệt mài ghi chép và tranh luận trong bầu không khí nóng như hun đúc của mùa hè khắc nghiệt.
Khi 55 người đàn ông được triệu tập tới Philadelphia vào mùa hè lịch sử năm ấy, nước Mỹ vừa trải qua một cuộc chiến đầy cam go với đế chế Anh.
Đất nước bị tàn phá tan hoang, và đang chập chững bước vào giai đoạn phục hồi từ đống đổ nát với một nền kinh tế “dị dạng” do việc tách khỏi mẫu quốc:
Tiền giấy tràn ngập khắp nơi gây ra cuộc lạm phát tồi tệ, nhiều nông dân và chủ đất nhỏ vướng lao tù vì các khoản nợ nần...
Ngoài ra, quốc gia non trẻ ấy cũng phải chống đỡ những cuộc bạo loạn của các nhóm nông dân hung tợn nổi dậy chống lại chính quyền và người dân thì thấp thỏm âu lo về một tình trạng vô chính phủ đang “lấp ló” ở chân trời.
Thêm nữa, Hiệp ước Hòa Bình với người Anh hầu như không có hiệu lực, và chính quyền Mỹ non trẻ cũng chẳng có chút vị thế gì trong con mắt của các quốc gia châu Âu.
Tóm lại, nước Mỹ khi ấy là một liên minh lỏng lẻo của 13 tiểu bang đang bị “tê liệt” về mọi mặt, và như Tướng George Washington từng nhận xét, các tiểu bang được liên kết với nhau bằng “một sợi dây làm bằng cát”.
Trước tình thế nguy nan ấy, 55 đại biểu được 13 tiểu bang cử làm đại diện đến tham dự Hội nghị Liên bang với nhiệm vụ sửa đổi và bổ sung những điều khoản cần thiết cho hiến pháp đương thời - còn gọi là Điều khoản Liên bang.
Tuy nhiên, khi họ bắt đầu thảo luận, họ đi đến quyết định là “đập” toàn bộ và xây dựng lại từ đầu Điều khoản Liên bang.
Và bản Hiến pháp mới cho nước Mỹ đã được ra đời trong hoàn cảnh như thế.
Sau ba tháng hội thảo triền miên căng thẳng và đầy áp lực, 55 đại biểu rời Philadelphia trở về nhà trong tình trạng kiệt sức và với tâm trạng hoài nghi.
Rất ít người trong số họ tin tưởng vào sự tồn tại lâu dài của bản Hiến pháp mà họ vừa soạn thảo.
Thậm chí ngay cả Chủ tịch Hội nghị Liên bang khi ấy là Tướng George Washington cũng nghĩ rằng, bản Hiến pháp chỉ có thể tồn tại lâu nhất là... 20 năm.
Bản gốc của Hiến Pháp Hoa Kỳ, Tuyên ngôn Độc Lập và Tuyên ngôn Nhân quyền được trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, ở Thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ. (Ảnh: Getty)
Họ cũng không thể ngờ rằng kể từ thời điểm ấy, họ đã trở thành những nhân vật chính tham gia tích cực vào việc xây dựng một chính quyền mới, và là những người đặt nền móng cho quốc gia hùng mạnh nhất thế giới sau này.
Cuộc hội tụ những người con của Thần thánh
Trong suốt 100 ngày tham dự Hội nghị Liên bang để soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ, 55 đại biểu chỉ nghỉ có 10 ngày.
Mỗi ngày họ thảo luận, tranh luận từ 8 giờ sáng đến 3 rưỡi chiều, làm việc liên tục 6 ngày trong tuần ròng rã suốt hơn 3 tháng trời, trong căn phòng ngột ngạt với cửa sổ đóng kín bất chấp cái nóng mùa hè chỉ nhằm đảm bảo... tính bí mật.
Đây là cuộc họp của những con người đã làm nên cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ năm 1776, và sứ mệnh của họ giờ đây là xây dựng một đất nước vững chãi hơn.
Người nhiều tuổi nhất - 81 tuổi - chính trị gia vô cùng nổi tiếng Benjamin Franklin, và người trẻ nhất là Jonathan Dayton, đại biểu của tiểu bang New Jersey mới 26 tuổi.
Thật kinh ngạc, nhiều người trong số họ còn quá trẻ (20 đại biểu dưới 40 tuổi), nhưng đã đóng góp trí tuệ vô cùng lớn trong quá trình soạn thảo bản Hiến pháp như: Alexander Hamilton (32 tuổi), sau này trở thành một trong những kiến trúc sư cho hệ thống chính quyền và kinh tế Mỹ;
James Madison (36 tuổi) – “cha đẻ” của Bản Hiến pháp; Gouverneurn Morris (35 tuổi) - Chủ tịch Ủy ban văn phong và bố cục; Ed mund Randolph (34 tuổi) - Thống đốc bang Virginia khi ấy, người trình bày Phương án Virginia, làm cơ sở cho bản Hiến pháp sau này….
Tất cả 55 đại biểu đều đã từng tham gia chính quyền tiểu bang hoặc thuộc địa, trong số đó 34 người là luật sư, 8 người đã từng ký vào Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776, 6 người tham gia ký vào Điều khoản Hợp bang, và 2 người từng tham gia soạn thảo cả ba văn kiện quan trọng nhất của nước Mỹ.
Gần một nửa trong số đó đã từng tham gia chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ.
Hầu hết các thành viên đều sở hữu học vấn rất cao.
Họ là những thương gia, bác sĩ, bộ trưởng, nhà tài chính, và thẩm phán.
Khoảng 1/4 trong số họ là những chủ đất lớn và tất cả đều sở hữu một số văn phòng công cộng. 39 người là cựu nghị sĩ và 8 người là thống đốc đương nhiệm.
Tất cả đều toàn tâm toàn ý đóng góp ý kiến để soạn thảo nên bộ luật đi vào lịch sử.
Một điều phải cần nhấn mạnh là những người tham gia soạn thảo Hiến pháp đều là những người giàu có.
Họ dành toàn bộ tâm sức và cả tiền bạc để cống hiến cho đất nước. Họ không bị ràng buộc bởi mối bận tâm phải lo kiếm sống hằng ngày, cũng như rất khó có thể bị tiền bạc mua chuộc.
Tất cả họ đều tự bỏ tiền túi di chuyển từ quê nhà tới Philadelphia tham dự Hội nghị, tự thuê nhà trọ và chi trả các chi phí trong suốt hơn ba tháng trời mà không một ai đòi hỏi bất kỳ một đồng công quỹ.
Thomas Jefferson - cha đẻ của bản Tuyên ngôn Độc lập khi ấy đang đảm nhiệm vị trí Công sứ Mỹ tại Pháp, từ Paris đã viết thư cho John Adams, khi đó đang là Công sứ Mỹ tại Anh rằng: “Đó thực sự là cuộc quần tụ của những người con của Thần thánh”.
James Madison – “cha đẻ” của bản Hiến pháp đã ngợi ca các nhà soạn thảo Hiến pháp vì đã “thiết lập nên một mô hình chính quyền chưa từng có trên Trái Đất”.
Vậy đâu là lý do giúp họ có thể làm nên được bản Hiến pháp này?
Mùa hè lịch sử nóng nực
Thứ 6 ngày 25/5/1787, tại tòa nhà Hạ viện tiểu bang Pennsylvania trên đường Chestnut (thành phố Philadelphia) có một nhóm người miệt mài ghi chép và tranh luận trong bầu không khí nóng như hun đúc của mùa hè khắc nghiệt.
Khi 55 người đàn ông được triệu tập tới Philadelphia vào mùa hè lịch sử năm ấy, nước Mỹ vừa trải qua một cuộc chiến đầy cam go với đế chế Anh.
Đất nước bị tàn phá tan hoang, và đang chập chững bước vào giai đoạn phục hồi từ đống đổ nát với một nền kinh tế “dị dạng” do việc tách khỏi mẫu quốc:
Tiền giấy tràn ngập khắp nơi gây ra cuộc lạm phát tồi tệ, nhiều nông dân và chủ đất nhỏ vướng lao tù vì các khoản nợ nần...
Ngoài ra, quốc gia non trẻ ấy cũng phải chống đỡ những cuộc bạo loạn của các nhóm nông dân hung tợn nổi dậy chống lại chính quyền và người dân thì thấp thỏm âu lo về một tình trạng vô chính phủ đang “lấp ló” ở chân trời.
Thêm nữa, Hiệp ước Hòa Bình với người Anh hầu như không có hiệu lực, và chính quyền Mỹ non trẻ cũng chẳng có chút vị thế gì trong con mắt của các quốc gia châu Âu.
Tóm lại, nước Mỹ khi ấy là một liên minh lỏng lẻo của 13 tiểu bang đang bị “tê liệt” về mọi mặt, và như Tướng George Washington từng nhận xét, các tiểu bang được liên kết với nhau bằng “một sợi dây làm bằng cát”.
Trước tình thế nguy nan ấy, 55 đại biểu được 13 tiểu bang cử làm đại diện đến tham dự Hội nghị Liên bang với nhiệm vụ sửa đổi và bổ sung những điều khoản cần thiết cho hiến pháp đương thời - còn gọi là Điều khoản Liên bang.
Tuy nhiên, khi họ bắt đầu thảo luận, họ đi đến quyết định là “đập” toàn bộ và xây dựng lại từ đầu Điều khoản Liên bang.
Và bản Hiến pháp mới cho nước Mỹ đã được ra đời trong hoàn cảnh như thế.
Sau ba tháng hội thảo triền miên căng thẳng và đầy áp lực, 55 đại biểu rời Philadelphia trở về nhà trong tình trạng kiệt sức và với tâm trạng hoài nghi.
Rất ít người trong số họ tin tưởng vào sự tồn tại lâu dài của bản Hiến pháp mà họ vừa soạn thảo.
Thậm chí ngay cả Chủ tịch Hội nghị Liên bang khi ấy là Tướng George Washington cũng nghĩ rằng, bản Hiến pháp chỉ có thể tồn tại lâu nhất là... 20 năm.
Bản gốc của Hiến Pháp Hoa Kỳ, Tuyên ngôn Độc Lập và Tuyên ngôn Nhân quyền được trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, ở Thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ. (Ảnh: Getty)
Họ cũng không thể ngờ rằng kể từ thời điểm ấy, họ đã trở thành những nhân vật chính tham gia tích cực vào việc xây dựng một chính quyền mới, và là những người đặt nền móng cho quốc gia hùng mạnh nhất thế giới sau này.
Cuộc hội tụ những người con của Thần thánh
Trong suốt 100 ngày tham dự Hội nghị Liên bang để soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ, 55 đại biểu chỉ nghỉ có 10 ngày.
Mỗi ngày họ thảo luận, tranh luận từ 8 giờ sáng đến 3 rưỡi chiều, làm việc liên tục 6 ngày trong tuần ròng rã suốt hơn 3 tháng trời, trong căn phòng ngột ngạt với cửa sổ đóng kín bất chấp cái nóng mùa hè chỉ nhằm đảm bảo... tính bí mật.
Đây là cuộc họp của những con người đã làm nên cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ năm 1776, và sứ mệnh của họ giờ đây là xây dựng một đất nước vững chãi hơn.
Người nhiều tuổi nhất - 81 tuổi - chính trị gia vô cùng nổi tiếng Benjamin Franklin, và người trẻ nhất là Jonathan Dayton, đại biểu của tiểu bang New Jersey mới 26 tuổi.
Thật kinh ngạc, nhiều người trong số họ còn quá trẻ (20 đại biểu dưới 40 tuổi), nhưng đã đóng góp trí tuệ vô cùng lớn trong quá trình soạn thảo bản Hiến pháp như: Alexander Hamilton (32 tuổi), sau này trở thành một trong những kiến trúc sư cho hệ thống chính quyền và kinh tế Mỹ;
James Madison (36 tuổi) – “cha đẻ” của Bản Hiến pháp; Gouverneurn Morris (35 tuổi) - Chủ tịch Ủy ban văn phong và bố cục; Ed mund Randolph (34 tuổi) - Thống đốc bang Virginia khi ấy, người trình bày Phương án Virginia, làm cơ sở cho bản Hiến pháp sau này….
Tất cả 55 đại biểu đều đã từng tham gia chính quyền tiểu bang hoặc thuộc địa, trong số đó 34 người là luật sư, 8 người đã từng ký vào Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776, 6 người tham gia ký vào Điều khoản Hợp bang, và 2 người từng tham gia soạn thảo cả ba văn kiện quan trọng nhất của nước Mỹ.
Gần một nửa trong số đó đã từng tham gia chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ.
Hầu hết các thành viên đều sở hữu học vấn rất cao.
Họ là những thương gia, bác sĩ, bộ trưởng, nhà tài chính, và thẩm phán.
Khoảng 1/4 trong số họ là những chủ đất lớn và tất cả đều sở hữu một số văn phòng công cộng. 39 người là cựu nghị sĩ và 8 người là thống đốc đương nhiệm.
Tất cả đều toàn tâm toàn ý đóng góp ý kiến để soạn thảo nên bộ luật đi vào lịch sử.
Một điều phải cần nhấn mạnh là những người tham gia soạn thảo Hiến pháp đều là những người giàu có.
Họ dành toàn bộ tâm sức và cả tiền bạc để cống hiến cho đất nước. Họ không bị ràng buộc bởi mối bận tâm phải lo kiếm sống hằng ngày, cũng như rất khó có thể bị tiền bạc mua chuộc.
Tất cả họ đều tự bỏ tiền túi di chuyển từ quê nhà tới Philadelphia tham dự Hội nghị, tự thuê nhà trọ và chi trả các chi phí trong suốt hơn ba tháng trời mà không một ai đòi hỏi bất kỳ một đồng công quỹ.
Thomas Jefferson - cha đẻ của bản Tuyên ngôn Độc lập khi ấy đang đảm nhiệm vị trí Công sứ Mỹ tại Pháp, từ Paris đã viết thư cho John Adams, khi đó đang là Công sứ Mỹ tại Anh rằng: “Đó thực sự là cuộc quần tụ của những người con của Thần thánh”.
Thomas Jefferson - cha đẻ của bản Tuyên ngôn Độc lập khi ấy đang đảm nhiệm vị trí Công sứ Mỹ tại Pháp, từ Paris đã viết thư cho John Adams rằng: “Đó thực sự là cuộc quần tụ của những người con của Thần thánh”. (Ảnh: Wikipedia)
Tôn trọng những ý kiến khác biệt...
55 đại biểu đều là những cá nhân kiệt xuất, một thế hệ tài năng, quả cảm, thông minh và chính trực đại diện cho thế hệ lãnh đạo nước Mỹ trong thế kỷ 18 mà người Mỹ sau này gọi là Founding Fathers (Những Người cha Lập quốc).
Các tư liệu lưu lại cho thấy, Hiến pháp Mỹ ra đời từ những cuộc tranh luận nảy lửa tưởng chừng như không có lối thoát, từ những mối bất đồng quan điểm sâu sắc của những bộ óc vĩ đại có một không hai trong lịch sử nước Mỹ, và bằng một tinh thần mà người ta khó có thể tìm một cụm từ nào thay thế ngoài cách gọi: “Tinh thần Mỹ”.
Như trong thư gửi Chủ tịch Quốc hội Hợp bang, tướng George Washington đã viết: “...Bản hiến pháp, như chúng tôi có hiện nay, là kết quả của tình bằng hữu thân ái, của sự cần thiết phải phụ thuộc và nhượng bộ lẫn nhau do sự khác biệt quan điểm chính trị…”.
Hay như Benjamin Franklin, chính trị gia cao tuổi nhất đã phát biểu vô cùng cảm động trong ngày ký Hiến pháp: “Những lời nói sinh ra trong bức tường này rồi cũng sẽ chết trong bức tường này….”
Họ tranh luận về mọi chủ đề, từ cách thức bầu chọn nhiệm kỳ của Hạ nghị sĩ, Thượng nghị sĩ cho đến bầu cử Tổng thống, từ cách thức vận hành bộ máy hành pháp, quyền phủ quyết của tòa án cho đến chủ quyền liên bang...
Có nhiều lần mà những bất đồng giữa các đại biểu đã dẫn tới không khí bế tắc, mọi thảo luận đều trở nên cực kỳ căng thẳng.
Nhưng nhờ tư tưởng biết thỏa hiệp và tôn trọng lẫn nhau mà Hội nghị Lập hiến đã thu được kết quả như ý muốn.
Nhiều sử gia Mỹ gọi thành công mà Hội nghị Lập hiến đã thực hiện được là “Điều kỳ diệu ở Philadelphia”.
Ngày nay, bản Hiến pháp Mỹ cùng với bản Tuyên ngôn Độc lập đang được lưu giữ trang nghiêm và cẩn mật tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Mỹ như là những tài sản quý báu nhất của người dân Mỹ.
Không ai trong số 55 đại biểu ấy đều là người hoàn hảo, nhưng họ biết nơi để tìm thấy sự hoàn hảo.
Mọi sự tranh luận và thỏa hiệp của họ đều dựa trên nền tảng học thức vô cùng uyên thâm và tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
Nhưng quan trọng hơn cả, 55 con người ấy đều đọc Kinh Thánh, và sự giáo dục mà họ tiếp thụ đều được bao bọc trong lời dạy của Đấng Thiên Chúa.
55 người tham gia hội nghị đều là những thiên tài, uyên thâm bác học.
Không ai trong số họ hoàn hảo, nhưng dưới sự dẫn dắt của đức tin, tất cả đã tìm thấy sự hoàn hảo, từ đó tạo nên bộ Hiến Pháp vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và thế giới. (Ảnh: Shutterstock)
Dưới sự soi chiếu lời dạy của Thiên Chúa
55 đại biểu đã tranh luận với nhau đến cùng không phải để bác bỏ hay thù hằn nhau, mà bản chất sâu xa là hướng tới làm điều tốt đẹp cho đất nước.
Những ghi chép lịch sử đều chứng minh rằng, “Những người Cha lập quốc” đều ảnh hưởng khá nhiều từ Kinh thánh.
Khi Hội nghị Lập hiến chìm trong sự bất đồng và có nguy cơ tan rã mà chưa hoàn thành công việc, nghị sĩ Benjamin Franklin đã trích dẫn Thi thiên và sách Phúc Âm, kêu gọi Hội nghị cầu nguyện bằng bài phát biểu cảm động:
“Làm sao điều đó có thể xảy ra trong khi chúng ta chưa từng có suy nghĩ hạ mình cầu khẩn Ngài để soi sáng sự hiểu biết của chúng ta?
Vào lúc bắt đầu cuộc tranh luận với Vương quốc Anh, khi chúng ta cảm thấy nguy hiểm, chúng ta đã cầu nguyện mỗi ngày trong căn phòng này để xin sự bảo vệ của Thiên Chúa...
Tôi thấy một lẽ thật là Chúa cai trị công việc của con người. Và nếu một con chim sẻ không thể rớt xuống đất mà không ở trong ý muốn của Ngài, thì liệu một đất nước có thể hưng thịnh mà không được bởi sự giúp đỡ của Thiên Chúa?”
Thomas Jefferson, tác giả bản Tuyên ngôn Độc lập viết: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.
Tạo hóa đã ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Jefferson đã viết rất rõ rằng, “Người mà chúng ta phụng mệnh, niềm tin tối hậu của chúng ta về Đấng Tạo Hóa, rằng các quyền của chúng ta đều đến từ Ngài, rằng chính phủ này được thành lập chỉ để bảo vệ tất cả các quyền đó”.
Có thể coi Tuyên ngôn Độc lập là văn bản thể hiện ý chí, khát vọng và mục tiêu mà người Mỹ muốn hướng tới xây dựng một quốc gia độc lập, thịnh vượng. Còn Hiến pháp Mỹ là bộ luật tối cao thể hiện lý trí và sự trù liệu kỹ càng để người dân Mỹ đạt được mục tiêu ấy.
Những người soạn thảo Hiến pháp Mỹ đã viết cụm từ “Phước Lành của Tự Do” trong phần mở đầu Hiến pháp và kết thúc bằng cụm từ “năm Thiên Chúa của chúng ta” trong đoạn kết:
“Làm tại Hội nghị Lập hiến với sự đồng thanh chấp thuận của các tiểu bang có mặt vào ngày 17 tháng Chín năm Thiên Chúa của chúng ta thứ 1787 và là năm độc lập thứ 12 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Để chứng thực, chúng ta, những người có mặt tại đây, đã đồng ý và ký tên.”
Những người ký tên đều đồng ý với cụm từ “của chúng ta”, điều đó ngụ ý rằng họ là những người con của Chúa.
George Washington khi nhậm chức Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, ông đã đọc lời tuyên thệ được viết trong Điều 1, khoản 2 ghi trong Hiến pháp và ông đã thêm cụm từ cuối sau khi tuyên thệ: “Xin Chúa giúp con".
Dưới sự soi chiếu lời dạy của Thiên Chúa
55 đại biểu đã tranh luận với nhau đến cùng không phải để bác bỏ hay thù hằn nhau, mà bản chất sâu xa là hướng tới làm điều tốt đẹp cho đất nước.
Những ghi chép lịch sử đều chứng minh rằng, “Những người Cha lập quốc” đều ảnh hưởng khá nhiều từ Kinh thánh.
Khi Hội nghị Lập hiến chìm trong sự bất đồng và có nguy cơ tan rã mà chưa hoàn thành công việc, nghị sĩ Benjamin Franklin đã trích dẫn Thi thiên và sách Phúc Âm, kêu gọi Hội nghị cầu nguyện bằng bài phát biểu cảm động:
“Làm sao điều đó có thể xảy ra trong khi chúng ta chưa từng có suy nghĩ hạ mình cầu khẩn Ngài để soi sáng sự hiểu biết của chúng ta?
Vào lúc bắt đầu cuộc tranh luận với Vương quốc Anh, khi chúng ta cảm thấy nguy hiểm, chúng ta đã cầu nguyện mỗi ngày trong căn phòng này để xin sự bảo vệ của Thiên Chúa...
Tôi thấy một lẽ thật là Chúa cai trị công việc của con người. Và nếu một con chim sẻ không thể rớt xuống đất mà không ở trong ý muốn của Ngài, thì liệu một đất nước có thể hưng thịnh mà không được bởi sự giúp đỡ của Thiên Chúa?”
Thomas Jefferson, tác giả bản Tuyên ngôn Độc lập viết: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.
Tạo hóa đã ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Jefferson đã viết rất rõ rằng, “Người mà chúng ta phụng mệnh, niềm tin tối hậu của chúng ta về Đấng Tạo Hóa, rằng các quyền của chúng ta đều đến từ Ngài, rằng chính phủ này được thành lập chỉ để bảo vệ tất cả các quyền đó”.
Có thể coi Tuyên ngôn Độc lập là văn bản thể hiện ý chí, khát vọng và mục tiêu mà người Mỹ muốn hướng tới xây dựng một quốc gia độc lập, thịnh vượng. Còn Hiến pháp Mỹ là bộ luật tối cao thể hiện lý trí và sự trù liệu kỹ càng để người dân Mỹ đạt được mục tiêu ấy.
Những người soạn thảo Hiến pháp Mỹ đã viết cụm từ “Phước Lành của Tự Do” trong phần mở đầu Hiến pháp và kết thúc bằng cụm từ “năm Thiên Chúa của chúng ta” trong đoạn kết:
“Làm tại Hội nghị Lập hiến với sự đồng thanh chấp thuận của các tiểu bang có mặt vào ngày 17 tháng Chín năm Thiên Chúa của chúng ta thứ 1787 và là năm độc lập thứ 12 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Để chứng thực, chúng ta, những người có mặt tại đây, đã đồng ý và ký tên.”
Những người ký tên đều đồng ý với cụm từ “của chúng ta”, điều đó ngụ ý rằng họ là những người con của Chúa.
George Washington khi nhậm chức Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, ông đã đọc lời tuyên thệ được viết trong Điều 1, khoản 2 ghi trong Hiến pháp và ông đã thêm cụm từ cuối sau khi tuyên thệ: “Xin Chúa giúp con".
George Washington khi nhậm chức Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, ông đã đọc lời tuyên thệ được viết trong Điều 1, khoản 2 ghi trong Hiến pháp và ông đã thêm cụm từ cuối sau khi tuyên thệ: “Xin Chúa giúp con". (Ảnh: Wikipedia)
Bài diễn văn kết thúc hai nhiệm kỳ của Tổng thống Washington cũng là một trong những bài diễn văn có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Trong bài diễn văn dài 32 trang được in trên tờ American Daily Advertiser ở Philadelphia ngày 19/9/1796, Tổng thống Mỹ đầu tiên đã đặt ra những quan điểm về việc tiếp tục định hình nước Mỹ, và ông đã nhắc tới đức tin của những người sáng lập ra nước Mỹ:
"Trong tất cả các thiên hướng và thói quen, những lời trích dẫn này chắc chắn cho thấy các nguyên tắc của những người sáng lập đều dựa trên Kinh thánh và đức tin mãnh liệt vào Thiên Chúa”.
James Madison, tác giả chính của bản Hiến pháp đã viết về tình trạng tiến thoái lưỡng nan mà một nước cộng hòa tự do non trẻ sẽ phải đối mặt nếu không có những người công bình, đạo đức:
“Hiến pháp của chúng ta chỉ được thực hiện bởi những người có đạo đức và đức tin”.
Khi cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ đang diễn ra khốc liệt, chính trị gia Benjamin Rush - người từng ký vào bản Tuyên ngôn Độc lập đã hỏi nghị sĩ John Adams rằng, liệu nước Mỹ có thể giành chiến thắng không.
John Adams trả lời: “Vâng! Nếu chúng ta kính sợ Thiên Chúa và biết ăn năn tội lỗi của chúng ta”.
Đây là một trong nhiều ví dụ về đức tin mãnh liệt của những người sáng lập ra nước Mỹ, và họ thừa nhận trí tuệ thông thái, tính khiêm nhường và sự trung thực mà họ có, đều được thừa hưởng từ di sản của Thiên Chúa.
Họ cũng không thể ngờ rằng, bản Hiến pháp mà họ soạn thảo nên từ vô số những bất đồng, đã tạo dựng nên nền tảng cho một chính quyền dân chủ cộng hòa lớn nhất và mạnh nhất hành tinh.
Bất chấp cuộc nội chiến đầy cam go trong thế kỷ 19, bất chấp hai cuộc Thế chiến khốc liệt trong thế kỷ 20 và các biến động đầy phức tạp những năm đầu thế kỷ 21, Hiến pháp Mỹ vẫn vững chãi theo thời gian.
Box: Khi Hiến pháp Mỹ được ký vào năm 1787 tại Philadelphia, đây là thành phố lớn nhất của nước Mỹ vào năm ấy với 40.000 dân (ngày nay là hơn 2 triệu người) và dân số toàn Hoa Kỳ lúc ấy là 4 triệu người (hiện nay khoảng 327 triệu người).
Xuân Trường
(https://www.ntdvn.com)
No comments:
Post a Comment