Tuesday, June 2, 2020

Vụ Minneapolis leo thang, nước Mỹ 'nghẹt thở'


Người biểu tình bỏ chạy khi cảnh sát dùng lựu đạn gây choáng để giải tán đám đông ở Washington, DC

Trong tuần vừa qua biểu tình đã nổi lên tại nhiều thành phố lớn nhỏ ở Mỹ, bắt đầu từ Minneapolis - St. Paul (Twin Cities) ở tiểu bang Minnesota, rồi lan ra Denver, Los Angeles, Washington D.C., Austin, Portland, Oakland, San Francisco, Miami, New York.
Những cuộc biểu tình bùng phát khắp nơi bắt nguồn từ vụ việc xảy ra hôm thứ Hai 25/5 ở thành phố Minneapolis, khi cảnh sát viên da trắng Derek Chauvin bắt người đàn ông da đen George Floyd vì tình nghi dùng tiền giả. Chauvin lấy đầu gối đè cổ nạn nhân xuống đất trong 9 phút để sau đó nạn nhân tắt thở, dù Floyd đã nhiều lần kêu lên "Tôi không thể thở" - I can't breathe.
Câu nói trên của nạn nhân đã trở thành khẩu hiệu trong các cuộc biểu tình trên nước Mỹ trong tuần qua.
Sự việc được ghi lại qua điện thoại cầm tay, nhưng cảnh sát viên gây chết người không bị điều tra hay truy tố ngay.
Trước sự chậm trễ của văn phòng công tố viên địa phương, người dân Minneapolis đã xuống đường biểu tình đòi công lý cho nạn nhân trong những ngày sau đó và nhiều đêm đã có bạo động, trụ sở cảnh sát địa phương bị đốt, nhiều cơ sở thương mại bị đập phá, trong đó có một số cơ sở do người Việt làm chủ.
Thống đốc tiểu bang Minnesota cùng thị trưởng thành phố Minneapolis họp báo kêu gọi dân chúng tránh có hành vi bạo động và cho biết nhiều kẻ chủ mưu phá hoại, gây bạo động là đến từ những nơi khác.

Đã quá trễ?

Mấy ngày sau cái chết của George Floyd công tố viên mới ra lệnh bắt giam và khởi tố cảnh sát viên Derek Chauvin với tội giết người cấp độ 3.



Đốt xe cảnh sát trong bạo động hậu vụ MinneapolisBản quyền hình ảnhEPA
Image captionĐốt xe cảnh sát trong bạo động hậu vụ Minneapolis

Nhưng đã quá trễ. Việc đòi công lý cho George Floyd đã làm nổi lên phong trào biểu tình chống kỳ thị và nhanh chóng lan toả ra nhiều nơi.
Trong cuối tuần qua đã có biểu tình diễn ra tại hơn 70 thành phố lớn nhỏ trên toàn nước Mỹ. Nhiều nơi đã có bạo động gây thiệt hại cho các cơ sở thương mại nơi khu phố chính của thành phố.
Tại miền Bắc California, từ thứ Sáu tuần qua đã có biểu tình ở San Jose, San Francisco và Oakland.
Ban ngày các cuộc biểu tình diễn ra ôn hoà, nhưng khi bóng tối phủ xuống thì bắt đầu có bạo động và nhiều cơ sở thương mại lớn như Target, Walgreen, Best Buy, Home Depot bị đập cửa kính, người hôi của tràn vào lấy đồ.
Nhiều nơi trong vùng Vịnh San Francisco đã có giới nghiêm từ tối Chủ Nhật 31/5 cho đến sáng ngày thứ Hai.
Riêng San Jose, Thị trưởng Sam Liccardo ban hành lệnh giới nghiêm từ 8 giờ 30 tối đến 5 giờ sáng trong vòng một tuần lễ, bắt đầu từ tối Chủ Nhật 31/5.
Không như nhiều cuộc biểu tình trước đây ở vùng Vịnh San Francisco trong những năm qua, từ Phong trào 99%, Occupy Wall Street, cho đến biểu tình đòi công lý cho Oscar Grant - một thanh niên da đen bị cảnh sát da trắng bắn chết ở Oakland - tuy cũng có phá hoại cơ sở thương mại, chặn đường xa lộ, những cuộc biểu tình đang diễn ra có nhiều bạo động nhắm vào những cơ sở thương mại lớn và lan ra cả những thành phố nhỏ trong vùng.

'Bạo loạn, hôi của'

Trong ba đêm cuối tuần qua, các cửa hàng Target, Home Depot, Best Buy, Walgreen, cửa hàng bán xe Mercedes, Honda trong vùng đã bị đập cửa kính để người hôi của tràn vào lấy mọi thứ.
Hình ảnh trên tivi cho thấy nhiều người da trắng dùng gậy sắt, dùng xà beng đập cửa kính các cơ sở thương mại lớn trên phố chính Broadway ở thành phố Oakland trong đêm thứ Bảy.



Protesters burn a US flag during a rally against the death in Minneapolis police custody of George Floyd, in Washington, DC, 31 May 2020Bản quyền hình ảnhREUTERS

Tại San Franciso, trung tâm thương mại Union Square cũng có những cửa hàng bị đập cửa kính.
Thành phố bé nhỏ Emeryville ngay cạnh Oakland có các tiệm Best Buy, Trader's Joe, Bev Mo bị hôi của. Một vài cửa tiệm của người Việt cũng bị ảnh hưởng.
Qua tối Chủ Nhật, nhiều nơi từ Walnut Creek, Pleasant Hill đến San Leandro là những thành phố nhỏ trong vùng với những cửa hàng lớn bị phá và hàng hoá bị dọn sạch.
Khu thương mại của nhiều thành phố trong vùng Vịnh San Francisco nay đều có cửa hàng được bao bọc bằng ván ép vì không biết khi nào sẽ có bạo động xảy đến. 
Chuyện cướp bóc như xảy ra trong mấy ngày qua thì không lan tràn trong những lần có biểu tình trước đây và thường tập trung ở San Francisco, Oakland hay Berkeley. Nay đã lan ra nhiều thành phố nhỏ và nhiều nơi đã ban hành lệnh giới nghiêm đêm Chủ Nhật vừa qua.
San Jose với đông người Việt sinh sống đang có lệnh giới nghiêm từ 8 giờ 30 tối đến 5 giờ sáng và kéo dài trong một tuần. Giới chức an ninh hy vọng bảo vệ được khu thương mại Santana Row và Fair Valley Mall trong những ngày tới.



People place merchandise from a hardware store into a truck during widespread in Philadelphia, Pennsylvania, 31 May 2020Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCác cửa hàng bị cướp phá tại Philadelphia, Pennsylvania

'Lên án, đổ tội'

Trước tình trạng vô luật pháp và phá hoại, hôi của lan tràn khắp nơi, Tổng thống Donald Trump lên án nhóm ANTIFA (anti Facist) gây ra bạo động và cho đó là một nhóm khủng bố nội địa. 
Ông yêu cầu cơ quan FBI điều tra các hoạt động của nhóm.
Đây là nhóm từng hoạt động chống lại chính sách của Tổng thống Trump qua nhiều hành vi bạo động ở Oakland, Berkeley, San Francisco, Los Angeles ở California hay trên Portland ở tiểu bang Oregon. Trong những cuộc biểu tình trước, thành viên của nhóm luôn mặc đồ đen, đeo mặt nạ đen.
Cuối tuần qua đã có biểu tình tại hơn 70 thành phố trên toàn nước Mỹ. 
Cảnh sát địa phương không còn kiểm soát được an ninh nên xảy ra tình trạng vô luật pháp với xe bị đốt, cơ sở thương mại bị đập phá, hôi của.



Flowers, signs and balloons are left near a makeshift memorial to George Floyd near the spot where he died while in custody of the Minneapolis police, 29 May 2020Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionĐiểm tưởng niệm George Floyd ở gần nơi ông tử vong khi đang bị cảnh sát khống chế tại Minneapolis

Nhiều nơi có lệnh giới nghiêm từ tối đến sáng và hàng nghìn vệ binh quốc gia đã được lệnh sẵn sàng để bảo vệ an ninh cho khu vực.
Vì lời cứu cầu của người đàn ông da đen George Floyd: "I can't breathe" - Tôi không thở được - không được cảnh sát viên da trắng Derek Chauvin đáp ứng, nước Mỹ đang rơi vào tình trạng nghẹt thở.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một giảng viên đại học cộng đồng và nhà báo tự do đang sinh sống và làm việc tại vùng Vịnh San Francisco, California.

No comments:

Post a Comment