Pelosi và Đảng Dân chủ quỳ gối tưởng niệm George Floyd
Đảng Dân chủ Mỹ mới đây không ngừng nỗ lực “anh hùng hóa” George Floyd. Trong khi đó, nhà hoạt động người Mỹ gốc Phi Candace Owens đã phản đối động thái này. Cô khẳng định anh này “không phải là một người tốt”, và từng chĩa súng vào bụng một người phụ nữ mang thai trong khi cướp tài sản.
Một nhà hoạt động người Mỹ gốc Phi Candace Owens cho rằng, Đảng Dân chủ Mỹ không ngừng nỗ lực “anh hùng hóa” George Floyd trong khi anh này “không phải là một người tốt”.
Hôm 8/6, Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi cùng nhiều lãnh đạo, nghị sĩ khác thuộc Đảng Dân chủ đã quỳ gối trong 8 phút 46 giây để tưởng niệm cho cái chết của George Floyd, một người đàn ông Mỹ gốc Phi. Bà Pelosi nói: “Chúng tôi ở đây để tưởng niệm nỗi đau và bày tỏ lòng kính trọng đối với những người đứng lên lên tiếng về điều đó, đặc biệt là về vấn đề bạo lực của cảnh sát. Chúng tôi ở đây để tôn vinh George Floyd”.
Đáng chú ý là tất cả các nghị sĩ Đảng Dân chủ đều đeo khăn dệt từ vải Kente có nguồn gốc từ Ghana. Đây là loại vải được coi là biểu tượng thể hiện danh tính và niềm tự hào của người dân khu vực Tây Phi.
Hôm 8/6, Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi cùng nhiều lãnh đạo, nghị sĩ khác thuộc Đảng Dân chủ đã quỳ gối trong 8 phút 46 giây để tưởng niệm cho cái chết của George Floyd, một người đàn ông Mỹ gốc Phi. Bà Pelosi nói: “Chúng tôi ở đây để tưởng niệm nỗi đau và bày tỏ lòng kính trọng đối với những người đứng lên lên tiếng về điều đó, đặc biệt là về vấn đề bạo lực của cảnh sát. Chúng tôi ở đây để tôn vinh George Floyd”.
Đáng chú ý là tất cả các nghị sĩ Đảng Dân chủ đều đeo khăn dệt từ vải Kente có nguồn gốc từ Ghana. Đây là loại vải được coi là biểu tượng thể hiện danh tính và niềm tự hào của người dân khu vực Tây Phi.
Nghi lễ này được các nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ thực hiện trước khi trình dự luật cải cách cảnh sát tại Hạ viện. Dự luật này sẽ cần được thông qua bởi Thượng viện và Tổng thống Mỹ Donald Trump trước khi có hiệu lực
Nhà hoạt động người Mỹ gốc Phi phản đối “anh hùng hóa” George Floyd
Liên quan đến động thái “anh hùng hóa” Floyd, Candace Owens (31 tuổi), nhà hoạt động người Mỹ gốc Phi cho biết, cô không muốn thấy Floyd chết và hy vọng rằng sẽ lấy lại công lý cho anh, nhưng cô phản đối việc xem Floyd như một người hùng. Floyd từng nhiều lần bị cầm tù vì lạm dụng ma túy, anh cũng từng phải ngồi tù 5 năm vì cướp bóc bằng vũ khí hạng nặng. Trong vụ cướp đó anh ta đột nhập vào một gia đình, khi đó ở nhà có một phụ nữ mang thai, anh ta đã chĩa súng vào bụng người phụ nữ mang thai để uy hiếp và lục lọi trong nhà tìm ma túy và tiền.
Liên quan đến động thái “anh hùng hóa” Floyd, Candace Owens (31 tuổi), nhà hoạt động người Mỹ gốc Phi cho biết, cô không muốn thấy Floyd chết và hy vọng rằng sẽ lấy lại công lý cho anh, nhưng cô phản đối việc xem Floyd như một người hùng. Floyd từng nhiều lần bị cầm tù vì lạm dụng ma túy, anh cũng từng phải ngồi tù 5 năm vì cướp bóc bằng vũ khí hạng nặng. Trong vụ cướp đó anh ta đột nhập vào một gia đình, khi đó ở nhà có một phụ nữ mang thai, anh ta đã chĩa súng vào bụng người phụ nữ mang thai để uy hiếp và lục lọi trong nhà tìm ma túy và tiền.
Owens cho biết: “Anh ta có thực sự thay đổi bản thân mình không? Tôi không nghĩ vậy”. “Chúng ta hãy tưởng tượng rằng người phụ nữ mang thai từng bị anh ta dùng súng uy hiếp, nhưng bây giờ lại xem anh ta như một anh hùng”, cô nói thêm.
Theo Independent, trong một cuộc phỏng vấn Owens đã nói: “Tôi không quan tâm liệu CNN có muốn công chúng nghĩ rằng anh ta đã là một con người mới hay không, nhưng tôi không nghĩ Floyd là một người tốt”.
Theo Independent, trong một cuộc phỏng vấn Owens đã nói: “Tôi không quan tâm liệu CNN có muốn công chúng nghĩ rằng anh ta đã là một con người mới hay không, nhưng tôi không nghĩ Floyd là một người tốt”.
Văn hóa người Mỹ gốc Phi “đã đổ vỡ”
Owens thậm chí đã nói về vấn đề cơ bản hiện tại của người Mỹ gốc Phi là kém hiểu biết, tự hại mình, xem những thứ tệ hại là đẹp đẽ, giống như sự cố Floyd này. Cô nói rằng văn hóa người Mỹ gốc Phi “đã đổ vỡ”. “Floyd không phải là tấm gương, tại sao anh ta lại được coi như tấm gương? Thậm chí còn có người in hình của anh ta trên áo phông?”. Cô hỏi, từ khi nào vấn đề xem tội phạm thành như anh hùng lại trở thành cái mốt?
“Người da trắng, người Do Thái và thậm chí cả người gốc Tây Ban Nha sẽ không vì một sự kiện xảy ra như vậy mà biến một tội phạm gốc Phi thành anh hùng, chỉ có người châu Phi chúng ta thường xuyên làm điều như vậy!
Cô còn chỉ ra, thông thường cứ khi nước Mỹ vào năm bầu cử lại xảy ra vấn đề lớn ở người Mỹ gốc Phi, tại sao? Cô tin rằng vụ việc Floyd đã được “những chính trị gia không có xương sống” sử dụng để kiếm vốn chính trị.
Owens cũng liệt kê một số dữ liệu để chứng minh. Ví dụ, năm ngoái trong quá trình cảnh sát thực thi pháp luật đã bắn chết tổng cộng 19 người da trắng và 9 người gốc Phi; người Mỹ gốc Phi chiếm 13% dân số Mỹ, nhưng chiếm 50% tỷ lệ tội phạm trên toàn nước Mỹ; xác suất tử vong do xung đột giữa cảnh sát và tội phạm gốc Phi gấp 18,5 lần so với các tình huống khác. Cô chỉ ra rằng khi cảnh sát chạm trán các nghi phạm người Mỹ gốc Phi, theo bản năng họ sẽ cảnh giác hơn hoặc thậm chí là sợ hãi.
“Floyd không đáng thiệt mạng như vậy, nhưng nhóm người nào cũng có thể có trường hợp như vậy, không thể từ trường hợp cá biệt suy ra toàn thể”, Owens bày tỏ hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều người người Mỹ gốc Phi thức tỉnh, từ đó tự mình biết thay đổi.
Cô còn chỉ ra, thông thường cứ khi nước Mỹ vào năm bầu cử lại xảy ra vấn đề lớn ở người Mỹ gốc Phi, tại sao? Cô tin rằng vụ việc Floyd đã được “những chính trị gia không có xương sống” sử dụng để kiếm vốn chính trị.
Owens cũng liệt kê một số dữ liệu để chứng minh. Ví dụ, năm ngoái trong quá trình cảnh sát thực thi pháp luật đã bắn chết tổng cộng 19 người da trắng và 9 người gốc Phi; người Mỹ gốc Phi chiếm 13% dân số Mỹ, nhưng chiếm 50% tỷ lệ tội phạm trên toàn nước Mỹ; xác suất tử vong do xung đột giữa cảnh sát và tội phạm gốc Phi gấp 18,5 lần so với các tình huống khác. Cô chỉ ra rằng khi cảnh sát chạm trán các nghi phạm người Mỹ gốc Phi, theo bản năng họ sẽ cảnh giác hơn hoặc thậm chí là sợ hãi.
“Floyd không đáng thiệt mạng như vậy, nhưng nhóm người nào cũng có thể có trường hợp như vậy, không thể từ trường hợp cá biệt suy ra toàn thể”, Owens bày tỏ hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều người người Mỹ gốc Phi thức tỉnh, từ đó tự mình biết thay đổi.
Lương Phong
(bacaytruc)
(bacaytruc)
No comments:
Post a Comment